Quảng cáo trực tuyến một thị trường béo bở

0
1801
Quảng cáo Facebook

Quảng cáo trực tuyến – Kinh phí dành cho xúc tiến thương mại còn hạn hẹp nên các giải pháp quảng bá ít tốn kém luôn thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt trong ngành xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, kênh tiếp thị trực tuyến với sự xuất hiện của Google Ads, Alibaba.com, Amazon.com… đang dần khẳng định vị trí của mình bên cạnh kênh tiếp thị truyền thống, với những lợi thế như chi phí thấp, mức độ tác động lớn, phù hợp với ngân sách của số đông doanh nghiệp.

Ông Ghislain Le Chatelier, Giám đốc kinh doanh trực tuyến của Google ở khu vực Đông Nam Á, đã nhấn mạnh tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam trong một cuộc hội thảo giới thiệu công cụ xúc tiến xuất khẩu được tổ chức vào trung tuần tháng này tại TPHCM.

Tại cuộc hội thảo, công cụ quảng cáo toàn cầu Google Ads đã được giới thiệu đến các doanh nghiệp trong nước như một giải pháp giúp đẩy mạnh công tác quảng bá và xuất khẩu hàng hóa.

Ông Ghislain nói rằng số lượt đăng ký các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam trong các năm gần đây không ngừng tăng lên, cùng với tốc độ phát triển ở mức hai con số khi so với toàn khu vực. Cũng chính vì tiềm năng của thị trường này mà Google đang lên một kế hoạch đầu tư dài hạn vào lĩnh vực tiếp thị trực tuyến ở Việt Nam, và năm 2011 đang được xem là thời điểm thích hợp, ông Ghislain trao đổi với Thời báo Vi tính Sài Gòn bên lề cuộc hội thảo.

Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nhận xét rằng mức độ sử dụng công cụ tiếp thị, quảng cáo trực tuyến của chính bản thân họ đang ngày càng tăng, từ việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các trang chuyên ngành trong nước như HCMCexpo.com.vn cho đến việc trở thành khách hàng quảng cáo của các trang quốc tế như Alibaba.com, Google Ads hay Amazon.com.

Ông Nguyễn Hoàng Tân, Giám đốc công ty ATC chuyên sản xuất – xuất khẩu đồ trang trí nội thất từ mây tre lá và lục bình, nói rằng qua bốn năm hoạt động, hầu như doanh nghiệp không phải tốn chi phí cho việc mang sản phẩm đến quảng cáo tại các kỳ hội chợ – triển lãm quốc tế mà thay vào đó là sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến. “Hiệu quả mang lại là doanh thu năm sau tăng khoảng 30% so với năm trước trong khi chi phí bỏ ra hằng năm chỉ khoảng 1/4 so với cách trực tiếp,” ông kể.

Đại diện Google giới thiệu với các doanh nghiệp chuẩn định giá cho mỗi lần nhấp chuột (GMB), với mức phí từ 1 cent đến 100 đô-la Mỹ. Cách tính phí này ngoài việc giúp doanh nghiệp có thể cân đối khả năng tài chính trước khi quyết định mua quảng cáo còn giúp họ đánh giá được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Chưa kể, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn khách hàng của mình tại bất cứ khu vực, châu lục nào trên thế giới để quyết định đặt quảng cáo.

Đề cập đến việc có nhiều ý kiến cho rằng xúc tiến thương mại trực tuyến chỉ dành cho doanh nghiệp xuất khẩu, ông Ghislain tư vấn rằng doanh nghiệp Việt Nam không nên bỏ qua đối tượng khách hàng trong nước.

“Theo một cuộc khảo sát gần đây của chúng tôi, hiện Việt Nam có khoảng 31 triệu người sử dụng Internet, và con số này có xu hướng tăng lên. Rõ ràng đây là một thị trường mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Chúng tôi thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam rõ ràng rất lớn xét đến các doanh nghiệp trong nước và cả khách hàng của họ”, ông nói. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với các công cụ trực tuyến theo đó là hạ tầng về công nghệ thông tin và phương thức thanh toán vẫn còn rủi ro do các yếu tố kém an toàn.

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân khiến kênh quảng cáo trực tuyến vẫn còn hạn chế là thương mại điện tử vẫn chưa thực sự phát triển. Theo khảo sát của Sở Công Thương TP.HCM, hoạt động thương mại điện tử (chủ yếu là mua bán trực tuyến) trên địa bàn thành phố bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2008 đến nay với sự ra đời của hàng loạt trang web kinh doanh hàng hóa. Số liệu thống kê cho thấy 70,4% doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch thương mại điện tử và có 31% doanh nghiệp đã xây dựng trang web để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia của người tiêu dùng cuối cùng vào các giao dịch mới dừng lại ở mức 11% , và lý do chủ yếu vẫn là tâm lý người tiêu dùng chưa an tâm khi thanh toán trực tuyến.
Theo KTSG
Tư vấn công nghệ

Quảng cáo Facebook

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here