Tư vấn công nghệ – Với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thông tin cho các giao dịch điện tử, chữ ký số là phương tiện hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trong thương mại điện tử.
Chu ky so – Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) là đơn vị đầu tiên được trao giấy phép cung cấp dịch vụ Chứng thực Chữ ký số (CKS) Công cộng. Phóng viên TGVT B đã trao đổi thêm với ông La Thế Hưng, Trưởng phòng An toàn thông tin của VDC.
TGVT B: CKS được xem là “chìa khóa” để hiện thực hóa thương mại điện tử (TMĐT) cũng như các ứng dụng chính phủ điện tử (CPĐT). Ông có thể nói rõ hơn về dịch vụ (DV) Chứng thực CKS Công cộng mà VNPT đang triển khai?
Ông La Thế Hưng: DV chứng thực chữ ký điện tử hay CKS là DV cung cấp giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, là cơ sở để tạo niềm tin cho người sử dụng trong việc gửi và nhận thông tin trực tuyến. Bản chất của sản phẩm chứng thực chữ ký điện tử tương tự như cấp con dấu và xác nhận con dấu của người đóng dấu, cung cấp bằng chứng cho sự nhận diện của một đối tượng. Sản phẩm giải quyết vấn đề mạo danh, giúp cho người nhận thông tin biết thông tin từ đâu cung cấp và tin cậy vào bên cung cấp thông tin.
DV Chứng thực CKS có thể ứng dụng trong các giao dịch điện tử như: TMĐT (chứng thực người tham gia giao dịch, xác thực tính an toàn của giao dịch điện tử qua mạng Internet, chứng thực tính nguyên vẹn của hợp đồng, tài liệu, Internet Banking – chuyển tiền qua mạng…); Khai báo hải quan điện tử (HQĐT); Thuế điện tử; Giao dịch chứng khoán. Đặc biệt, DV có thể ứng dụng vào CPĐT trong các hoạt động hành chính công như: khai sinh, khai tử, nộp thuế, cấp các loại giấy tờ và chứng chỉ…; Mua bán, đấu thầu qua mạng; Hệ thống nộp hồ sơ xin phép: xuất bản, xây dựng, y tế, giáo dục…
Như vậy, đối tượng sử dụng DV Chứng thực CKS Công cộng sẽ không chỉ giới hạn trong các tổ chức/ doanh nghiệp (DN)?
Đúng vậy. Trong DV Chứng thực CKS Công cộng có 2 nhóm đối tượng chính gồm:
1. Nhóm đối tượng sử dụng DV chấp nhận nộp phí ở mức cao: là các khách hàng(KH) có nhu cầu được sử dụng DV chứng thực số đòi hỏi sự an toàn cao trong giao dịch. Những KH này chấp nhận trả phí DV ở mức cao để có sự cam kết bảo hiểm cao của nhà cung cấp DV. Ví dụ: KH tham gia vào hệ thống nộp thuế điện tử, HQĐT, giao dịch chứng khoán điện tử…
2. Nhóm đối tượng sử dụng DV chấp nhận nộp phí ở mức thấp: là các KH có nhu cầu được sử dụng DV chứng thực số nhưng không đòi hỏi sự an toàn cao trong giao dịch. Những KH này không cần nhà cung cấp DV cam kết bảo hiểm ở mức cao. Phí DV ở mức thấp hơn mức trên. Nhóm KH này bao gồm các đối tượng tham gia giao dịch hành chính công.
“VNPT có thể triển khai ngay cho một số ứng dụng CKS như: Tích hợp CKS trong hệ thống thư điện tử, CKS trong hệ quản lý báo cáo, CKS trong DV cổng điện tử (portal), ứng dụng nộp hồ sơ khai thuế qua Internet”, Ông La Thế Hưng, Trưởng phòng ATTT, Công ty VDC
Vậy tổ chức, DN được hưởng lợi như thế nào khi sử dụng DV này?
DV chứng thực CKS có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thông tin cho các giao dịch điện tử. CKS cũng là phương tiện để các DN tăng tính cạnh tranh trong TMĐT. Việc cung cấp DV chứng thư số không chỉ là một DV đơn thuần mang lại doanh thu cho VDC mà còn là một trong những biện pháp giúp Việt Nam phát triển TMĐT và giúp chính phủ có nền tảng để phát triển CPĐT. Trong tương lai, các ứng dụng CPĐT, TMĐT có sử dụng giao dịch trực tuyến đều yêu cầu bắt buộc phải sử dụng CKS. VNPT tiên phong cung cấp DV Chứng thực CKS Công cộng sẽ góp phần tích cực vào công cuộc cải cách hành chính và thúc đẩy phát triển TMĐT, CPĐT của Việt Nam.
Khi DV Chứng thực CKS Công cộng chưa được Bộ TTTT cấp phép, có nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi trong việc ứng dụng vào thực tế. Còn tình hình hiện này như thế nào, thưa ông ?
Ngày 15/9/2009 tại Hà Nội, Bộ TTTT đã trao giấy phép cung cấp DV Chứng thực CKS Công cộng cho VNPT. Theo Giấy phép này, VNPT được cung cấp DV Chứng thực CKS cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Các loại chứng thư số bao gồm: Chứng thư số cá nhân cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; Chứng thư số dành cho trang thông tin điện tử, chứng thư số dành cho ứng dụng các hoạt động TMĐT, các dịch vụ hành chính công; các thủ tục pháp lý hoặc thủ tục tài chính.
Với cơ sở hạ tầng của mình, VNPT có thể triển khai ngay cho một số ứng dụng như: Tích hợp CKS trong hệ thống thư điện tử, trong hệ quản lý báo cáo, trong DV cổng điện tử (portal), ứng dụng nộp hồ sơ khai thuế qua Internet. Hiện tại, VNPT (VDC chủ trì) đã ký thỏa thuận với Bộ Tài chính để thiết lập, cung cấp, sử dụng hạ tầng chứng thực CKS Công cộng và thúc đẩy ứng dụng CKS trong các DV hành chính công điện tử của ngành Tài chính. Hai bên cũng hợp tác triển khai dự án thí điểm “Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet” và áp dụng CKS vào các thủ tục HQĐT trong giai đoạn 2009 – 2010. Hiện tại, Phòng ATTT của VDC cũng đang phối hợp với Tổng cục Hải quan để triển khai tích hợp CKS trong hệ thống HQĐT.
“CKS đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thông tin giao dịch điện tử và là một phương tiện hữu hiệu để các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ , tăng cường sức cạnh tranh thông qua TMĐT và tham gia CPĐT. Hiện nay, có nhiều ứng dụng CKS phù hợp cho các DN, điển hình là việc mã hóa bảo vệ các thông tin số của DN, dùng CKS xác thực các e-mail trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập vào các sàn giao dịch TMĐT và các thông tin đặt hàng, ngân hàng điện tử, mua sắm công… CKS không chỉ được thực hiện cho các giao dịch điện tử qua mạng Internet mà còn qua hệ thống mạng viễn thông di động”.
TS Đào Đinh Khả, Giám đốc Trung tâm Chứng thực CKS Quốc gia.
Đây là DV rất quan trọng, giúp xác thực thông tin khi triển khai CPĐT và TMĐT. Tuy nhiên, hầu hết người dùng hiểu biết khá ít về vấn đề này. Theo ông, làm thế nào để vượt qua những rào cản khi triển khai DV chứng thực CKS đến đối tượng áp dụng và người dùng cuối ?
Một trong những trở ngại lớn là hiểu biết và nhận thức của người dùng, chưa có nhiều người hiểu về vai trò của CKS, ứng dụng như thế nào?! Mặt khác, sự thiếu vắng các ứng dụng về CKS hữu dụng và cơ bản cho người dùng cũng là những khó khăn. Kinh nghiệm tích hợp và xây dựng phần mềm sử dụng CKS của các công ty trong nước chưa nhiều nên hầu hết các ứng dụng CKS thông thường, ứng dụng giao dịch trực tuyến, ứng dụng TMĐT và thanh toán, ứng dụng CPĐT và hành chính công hiện nay đều chưa thể áp dụng ngay.
Để triển khai một cách đồng bộ DV Chứng thực CKS Công cộng vào các DV nói trên cần phải có thời gian chuẩn bị. Và hơn hết, đối tượng được thụ hưởng cũng cần có thời gian để tìm hiểu thêm về DV này.
Trần Đức
Theo PCworld
Tại Hội thảo Quốc gia về Chữ ký số (CKS) tổ chức tại TP HCM ngày 4/8, các đại biểu tham dự cho rằng ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là một vấn đề thực sự cần thiết trong quá trình hội nhập và phát triển. Các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang dần được số hóa nhằm bảo đảm an toàn thông tin và tăng tính cạnh tranh.
Ông Phan Thái Dũng, đại diện Cục CNTT Ngân hàng Nhà nước, cho biết chữ ký điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước đưa vào hệ thống thanh toán từ năm 2002 và nó đã chứng tỏ sự phù hợp với xu thế hoạt động trên môi trường điện tử của các ngân hàng hiện đại. “Nếu trước đây để kiểm tra hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp phải mất vài ngày thì ngày nay với việc ứng dụng CKS chúng tôi có thể hoàn tất việc này trong vòng 10 giây mà vẫn đảm bảo tính chính xác và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp một cách nhanh chóng”, ông Dũng nhấn mạnh.
Bà Lê Thị Duyên Hải, Phó trưởng Ban cải cách và hiện đại hóa Tổng cục thuế, đánh giá CKS có vai trò quan trọng trong việc khai báo thuế qua mạng. Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực cho việc kê khai thuế thông qua việc kê khai qua mạng Internet. Điều này cũng giúp cho cơ quan thuế giải tỏa được áp lực trong việc tiếp nhận, xử lý và lưu trữ tờ khai thuế.
Chỉ cần doanh nghiệp có CKS được chứng thực và cài đặt phần mềm mã vạch hai chiều có khả năng trích xuất tờ khai ra dạng PDF được cơ quan thuế cung cấp miễn phí là có thể kê khai qua mạng. Bà Hải phân tích: “Ngoài việc tiết kiệm thời gian chi phí, các doanh nghiệp còn có thể quản lý các tờ khai của mình một cách dễ dàng thông qua việc tra cứu các thông tin trên mạng và nhận được các thông báo trực tiếp của cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử”.
Hiện nay có nhiều ứng dụng CKS phù hợp cho các doanh nghiệp, điển hình là việc mã hóa bảo vệ các thông tin số của doanh nghiệp, dùng chữ số xác thực các e-mail trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập vào các sàn thương mại điện tử và các đơn đặt hàng, ngân hàng điện tử, mua sắm công… CKS không chỉ được thực hiện cho các giao dịch điện tử trên Internet mà còn qua hệ thống mạng viễn thông di động.
Theo ông Đào Đình Khả thuộc Trung tâm Chứng thực CKS Quốc gia, các doanh nghiệp ứng dụng CKS khá đơn giản và thuận tiện. Trước hết các doanh nghiệp cần đăng ký chứng thư số trong đó có kèm cặp khóa dùng để ký và mã hóa. Khóa bí mật có thể được lưu trong các USB-token, smart card với chi phí thấp. Việc đào tạo sử dụng CKS khá đơn giản nếu người dùng đã có các kỹ năng tin học cơ bản.
Nhiều phần mềm phổ thông hiện nay đã hỗ trợ CKS và doanh nghiệp chỉ cần đầu tư xây dựng các phần mềm nghiệp vụ có hỗ trợ CKS nếu như có các yêu cầu kinh doanh riêng của mình. Với mức kinh phí có thể chấp nhận được, ứng dụng CKS tại doanh nghiệp vừa và nhỏ là một đầu tư có hiệu quả.
Tại Việt Nam vẫn chưa có tổ chức chứng thực số công cộng phục vụ giao dịch điện tử. Vì vậy tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ CKS công cộng dự kiến hoạt động trong quý 3 năm nay. Khi hệ thống này đi vào hoạt động trên toàn quốc sẽ cung cấp dịch vụ chứng thực CKS được pháp luật công nhận, thúc đẩy thương mại điện tử và chính phủ điện tử phát triển.
Hà Mai
Theo VNE
Chữ ký điện tử – Ngày 8 tháng 4 năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức trao giấy phép cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng (CA – Certificate Authority) cho Công ty An ninh mạng Bkav, với tên giao dịch BkavCA.
Bkav là nhà cung cấp thứ 3 tham gia thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Trước đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT và Công ty Cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm cũng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn FPT đang chuẩn bị để gia nhập thị trường này.
Bkav sẽ cung cấp 3 loại chữ ký số gồm: chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; chữ ký số SSL và chữ ký số CodeSigning.
Để chữ ký số tại Việt Nam nhanh chóng đi vào thực tế, trong thời gian tới hàng loạt các phần mềm nghiệp vụ của các ngành như Thuế, Hải quan, Chứng khoán, Ngân hàng… sẽ phải nâng cấp để tích hợp sẵn ứng dụng chữ ký số. Ông Ngô Tuấn Anh, Giám đốc Bkis Telecom – Phụ trách dự án BkavCA, cho biết: “Bkis là nhà sản xuất phần mềm với nhiều sản phẩm được sử dụng phổ biến trên thị trường, việc hỗ trợ các đối tác nâng cấp phần mềm nghiệp vụ để tích hợp ứng dụng chữ ký số là điểm mạnh của chúng tôi so với các nhà cung cấp khác”.
chữ ký số được thừa nhận là giải pháp giải quyết triệt để các nguy cơ an ninh trong các giao dịch trực tuyến, cũng như được công nhận về tính pháp lý. Chính vì thế, hiện nay hầu hết các dịch vụ Ngân hàng, Chứng khoán và các dịch vụ hành chính công của các nước như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Trung Quốc… đều sử dụng giải pháp chữ ký số cho các giao dịch điện tử và đây cũng là xu hướng tất yếu tại Việt Nam.
Để có thể được cấp phép, nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số phải đạt được các tiêu chuẩn về tài chính, nhân lực, cũng như đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế (chuẩn an ninh FIPS PUB 140-2 mức 3, PKCS #1 version 2.1…). Ông Ngô Tuấn Anh cho biết: “Bkis đã đầu tư hơn 30 tỷ VNĐ cho giai đoạn 1 của dự án BkavCA với hạ tầng công nghệ đồng bộ, hiện đại để có thể sớm cung cấp dịch vụ ra thị trường trong quý 2 này”.
Theo Bkis
Tư vấn công nghệ
Tags: dich vu web dịch vụ seo ERP Facebook Google AdWords Hosting internet internet marketing Khảo sát thị trường lập trình Market Research mạng xã hội nghiên cứu thị trường