Chạy quảng cáo trên Google hiện nay đang là một trong những chiến lược marketing online hiệu quả được nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn. Với Google Ads, doanh nghiệp có thể tạo nên những cú hích doanh số trong tích tắc. Tuy nhiên, không ít người đã mắc phải sai lầm cơ bản khi sử dụng công cụ quảng cáo này và không đạt được kết quả như kỳ vọng.
Để khai thác công cụ Google Ads một cách tối ưu nhất, hãy cùng tham khảo 5 sai lầm nguy hại cho doanh nghiệp mà người chạy quảng cáo Google dễ mắc phải:
1. Lầm tưởng khi chọn từ khóa
DÙNG TỪ KHÓA VỚI ĐỐI SÁNH KHÔNG PHÙ HỢP
Khi sử dụng Google Ads, đối sánh từ khóa giúp kiểm soát, kiểm tra tương thích với truy vấn tìm kiếm và kích hoạt quảng cáo. Có 3 tùy chọn đối sánh phổ biến:
- Đối sánh rộng: Cài đặt từ khóa cho phép quảng cáo của bạn hiển thị khi từ khóa hoặc biến thể của nó được tìm kiếm (từ đồng nghĩa, dạng số ít/số nhiều, cụm từ tương tự…).
- Đối sánh cụm từ: Quảng cáo sẽ hiển thị trên các tìm kiếm chứa cụm từ chính xác trong từ khóa hoặc biến thể gần đúng của cụm từ chính xác trong từ khóa.
- Đối sánh chính xác: Quảng cáo sẽ xuất hiện nếu như cụm từ được tìm kiếm trùng khớp với từ khóa hoặc biến thể của nó (dạng số ít/số nhiều, viết tắt…).
Lựa chọn đối sánh từ khóa không phù hợp, bạn sẽ không đạt hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo và lãng phí thời gian, tiền bạc…Vậy câu hỏi đặt ra là nên dùng từ khóa đối sánh như thế nào?
Hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn cho mình loại đối sánh từ khóa phù hợp. Mặt khác, nếu bạn nhận thấy việc sử dụng đối sánh rộng không hiệu quả, bạn có thể chỉ sử dụng đối sánh chính xác và/hoặc đối sánh cụm từ.
KHÔNG DÙNG TỪ KHÓA PHỦ ĐỊNH
Một sai lầm khác mà mọi người hay mắc phải là không sử dụng từ khóa phủ định dù nó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Google Ads cho phép bạn sử dụng từ khóa phủ định để loại trừ các từ khóa không phù hợp với sản phẩm của bạn. Từ khóa phủ định giúp giảm ngân sách, tăng điểm chất lượng quảng cáo và toàn chiến dịch. Vì vậy, bên cạnh các tùy chọn từ khóa đối sánh, bạn có thể kết hợp từ khóa phủ định khi thực hiện quảng cáo trên Google.
2. Lầm lẫn giữa quảng cáo và kết quả tìm kiếm tự nhiên
Quảng cáo Google xuất hiện trong mục “quảng cáo” xung quanh các kết quả tìm kiếm miễn phí. Đồng thời, ở mỗi link hiển thị quảng cáo sẽ xuất hiện chữ “QC”. Dựa trên ngân sách, bạn nên lựa chọn vị trí cài đặt quảng cáo để có thể tiếp thị đến đúng đối tượng khách hàng.
Kết quả tìm kiếm tự nhiên hiển thị dưới dạng liên kết trên các trang tìm kiếm của Google. Được tối ưu hóa nhờ công cụ SEO, tìm kiếm tự nhiên mang tính độc lập với các chương trình quảng cáo của Google.
Sự nhầm lẫn giữa quảng cáo và kết quả tìm kiếm tự nhiên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Do đó, hãy xác định rõ chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn. Khi đó, bạn sẽ biết được website của mình nên sử dụng quảng cáo Google hay cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia SEO.
3. Tự đăng ký quảng cáo trực tiếp với Google để tiết kiệm chi phí
Chính vì sự đơn giản trong việc đăng ký quảng cáo nên có rất nhiều doanh nghiệp tự đăng ký một tài khoản quảng cáo mà không thông qua các đại lý hoặc đối tác của Google. Đa phần người dùng không chuyên không biết cách tối ưu hóa một quảng cáo nhằm giảm thiểu chi phí một cách tối đa. Do vậy, họ vẫn phải chịu một mức phí khá cao nhưng lại không có được một quảng cáo chất lượng tốt.
Để đạt hiệu quả cao trong các chiến dịch quảng cáo, hãy tìm đến một chuyên gia Google Ads hoặc một đại lý có uy tín trong ngành nhằm tối ưu tốt hóa nhất quảng cáo của bạn.
4. Tìm đến những đại lý có chi phí thấp
Nếu một đơn vị quảng cáo chào mời bạn bằng một mức chi phí vô cùng thấp so với các đơn vị khác, bạn cần phải xem xét lại để tránh tình trạng vì ham “giá hời” mà kết quả lại không như mong đợi.
Để không rơi vào những lời hứa hão, hãy đề xuất đơn vị cung cấp quảng cáo cho bạn xem những quảng cáo họ đang làm với chính các khách hàng của họ để kiểm tra tính minh bạch và sự hiệu quả.
5. Quản lý việc chạy quảng cáo trên Google một cách thụ động
Một sai lầm mà những người mới sử dụng dịch vụ quảng cáo dễ mắc phải chính là chi một khoản tiền hàng tháng và phó mặc mọi thứ cho đơn vị cung cấp quảng cáo. Doanh nghiệp cần cập nhật tình hình quảng cáo hoặc cung cấp thông tin, sửa đổi nội dung website (khi cần) và giám sát chiến dịch. Đây là quá trình tương tác giữa 2 bên để quảng cáo có chất lượng tốt nhất, tạo tiền đề cho sự thành công của cả chiến dịch quảng cáo.
nguon: suu tam