Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, Digital Marketing đang ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động quảng cáo truyền thống giảm xuống, thay vào đó là việc tận dụng công nghệ Internet để kết nối với khách hàng. Đây được xem là một giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp tăng doanh số và mở rộng thị trường.
Nắm bắt được các xu hướng triển khai Digital Marketing mới nhất là một lợi thế lớn giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Vậy trong năm 2022 đã phát triển những xu hướng triển khai Digital Marketing nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Quảng cáo trên ứng dụng di động (Mobile Apps)
Thiết bị di động đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Số lượng chi tiêu dành sản phẩm điện thoại di động đều tăng qua các năm. Điều này làm cho quảng cáo trong ứng dụng trở thành một kênh tiếp thị quan trọng cho các thương hiệu và đại lý. Họ tận dụng lợi thế triển khai Digital Marketing này để tiếp cận người sử dụng điện thoại di động bằng cách hiển thị quảng cáo.
Ứng dụng không chỉ thúc đẩy việc sử dụng thiết bị di động, chúng còn tăng mức tiêu thụ trên phương tiện truyền thông. Có thể dễ dàng thấy được quảng cáo trên ứng dụng điện thoại di động mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Việc tiếp cận khách hàng nhanh chóng sẽ thúc đẩy mua hàng trong ứng dụng với các đơn vị quảng cáo như một phần của nền kinh tế đối với ứng dụng. Ngoài ra, nó còn tăng mức độ tương tác và giữ chân người dùng.
Theo một thống kê, các giao dịch thông qua điện thoại di động trên toàn thế giới sẽ chiếm 75% trong tổng giao dịch thương mại điện tử năm 2021. Vì vậy, cuộc chiến của các ứng dụng lớn tại Việt Nam như Tiki, Lazada, Shopee, Grab,… đã được đẩy mạnh trong năm 2022. Dự kiến sắp tới sẽ là những kế hoạch triển khai bùng nổ mới vào năm 2023.
Triển khai Digital Marketing dựa trên dữ liệu khách hàng
Dữ liệu khách hàng đã trở thành một phần không thể thiếu trong triển khai chiến lược Digital Marketing. Để tạo ra những chiến dịch marketing hiệu quả thì việc biết chính xác về đối tượng khách hàng là một điều tất yếu.
Thông qua nghiên cứu về thói quen và hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp phân ra được các nhóm khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp cần biết chính xác khách hàng của mình là ai? Họ mong muốn gì? Từ đó giúp khách hàng nhận biết về sản phẩm, thúc đẩy thực hiện hành vi mua hàng hay cổ vũ họ tiếp tục mua hàng vào những lần tiếp theo.
Trong thời đại ngày càng phát triển như hiện nay, theo dõi và phân tích dữ liệu khách hàng thường xuyên là một điều quan trọng. Việc làm này giúp nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của họ. Đây là cơ sở để phát triển sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với xu thế của thị trường, giúp khách hàng trung thành hơn và mua hàng nhiều hơn.
Sử dụng Chatbots
Trong vài năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo AI đã bùng nổ về tốc độ phát triển. AI ra đời đã giúp loại bỏ các quy trình tiếp thị lặp đi lặp lại. Từ đó, bạn có thể tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn trong chiến dịch Digital Marketing của mình.
Vì vậy mà nhiều công ty bắt đầu dùng công nghệ này vào tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Một trong số các ứng dụng AI phổ biến và được sử dụng nhiều nhất chính là Chatbot.
Cách này sẽ giúp bạn không phải trực thường xuyên để giải đáp các câu hỏi của khách hàng. Không những vậy, khách hàng sẽ không còn phải liên hệ qua điện thoại để nhận được tư vấn. Mặc dù vẫn còn doanh nghiệp dựa vào các dịch vụ truyền thống như Email, điện thoại,… nhưng thực sự Chatbot là xu hướng đầy tiềm năng.
Hiện nay, công nghệ Chatbot đã đạt đến mức thông minh và thực sự có thể thay thế con người. Nó có thể trả lời hoàn hảo các câu hỏi phổ biến từ khách hàng cực nhanh chóng.
Ngoài ra, công nghệ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy bạn phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu nhưng về lâu dài sẽ có lợi hơn. Chatbot sẽ trở thành tiêu chuẩn mới cho các dịch vụ trải nghiệm dịch vụ khách hàng của bạn. Không những vậy, AI cũng cho phép bạn dùng đồng bộ Chatbot trên nhiều nền tảng hơn. Nếu như doanh nghiệp vẫn đang dùng cách chăm sóc khách hàng truyền thống, hãy dần chuyển sang công nghệ AI ngay hôm nay.
Nội dung tương tác trực tiếp
Ở bất kỳ giai đoạn nào, Content Marketing vẫn là một yếu tố rất quan trọng. Nội dung chính là lý do để giữ chân người dùng ở lại trang Web của bạn lâu hơn và giúp tạo khách hàng tiềm năng.
Việc khách hàng phải lướt xem lại hình ảnh sản phẩm trong cửa hàng, Inbox hỏi giá sẽ khiến họ cảm thấy không thích và mất thời gian. Vậy nên, Livestream bán hàng trực tiếp sẽ là một giải pháp hiệu quả. Với sự gia tăng của nội dung Video ngày càng lớn, đã tạo ra dự đoán rằng 80% lưu lượng được mọi người yêu thích trên Social Media sẽ là Video.
Có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay, hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng Video và Livestream trong các chiến dịch Digital Marketing. Việc tương tác giữa người bán và người mua sẽ diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để tiếp cận cùng lúc với thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Hiện nay, các nhãn hàng thường xuyên kết hợp với KOLs khi sản xuất Video hoặc thực hiện Livestream trên các kênh Social Media nhằm thu hút lượng truy cập nhiều hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng thích thú với việc KOLs sẽ tương tác trực tiếp với họ, đọc bình luận và trả lời ngay lập tức. Biết được xu hướng triển khai Digital Marketing này, chắc hẳn doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những chiến lược tiếp thị quan trọng tiếp theo trong thời gian sắp tới.
Sự bùng nổ của tính năng tìm kiếm bằng giọng nói
Vì phần mềm trợ lý ảo xuất hiện mà tính năng tìm kiếm giọng nói đã thực sự bùng nổ. Các phần mềm trợ lý ảo phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay như Google, Alexa, Siri.
Chúng sẽ mang lại sự tiện dụng rất lớn vì chỉ cần dựa vào truy vấn thoại để phục vụ khách hàng. Ví dụ như với Google, bạn chỉ cần ra lệnh để mở ứng dụng hay tìm kiếm bằng giọng nói,…
Đây thực sự là xu hướng tương lai vì lượng người tìm kiếm bằng giọng nói không ngừng tăng lên. Thế nên, hãy đảm bảo chiến lược Digital Marketing của bạn sẽ luôn sẵn sàng cho công nghệ này.
Khi tìm kiếm, người dùng sẽ sử dụng văn nói nên bạn hãy tối ưu theo các từ khóa dài. Bạn cần xem lại chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và các truy vấn bằng giọng nói.
Cách để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa cho tìm kiếm giọng nói là cập nhật hồ sơ Google doanh nghiệp. Bạn hãy liệt kê các thông tin như giờ làm việc, địa chỉ, đánh giá của khách hàng,… Đây là những thông tin rất quan trọng để các Marketer có thể tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search).
Marketing bằng Video
Có tới 60% khách hàng xem thông tin trên Video sản phẩm để hiểu hơn về chúng trước khi mua. Nhắc đến các xu hướng triển khai Digital Marketing năm 2021, Video Marketing sẽ là yếu tố cốt lõi mà các Marketer cần chú trọng. Nếu nội dung Video hay và có giá trị thì sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là những Video mang đến trải nghiệm cao cấp.
Hiện nay, sức mạnh của Video Marketing đối với Digital Marketing là rất lớn. Đây là một công cụ để truyền tải thông điệp tới người xem một cách ngắn gọn và hiệu quả nhất. Những con số về tỉ lệ lượt View đã cho thấy hiệu quả việc tiếp cận với khách hàng. Ngoài ra, tiếp thị bằng Video còn tạo ra tỉ lệ chuyển đổi cao hơn, dễ dàng trong việc thuyết phục khách hàng. Bởi vì con người thường có xu hướng tin vào những gì mình nhìn thấy và nghe thấy hơn là đọc những bài viết quảng cáo.
Vấn đề với công cụ chặn quảng cáo
Các Video quảng cáo trên mạng xã hội đã cho thấy sự hiệu quả tuyệt vời đối với Digital Marketing. Để tăng doanh thu và tăng nhận thức thương hiệu hiệu quả thì quảng cáo cần được nhắm mục tiêu và tối ưu hóa.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người đã sử dụng cụ chặn quảng cáo vì không muốn thấy chúng. Các công cụ chặn quảng cáo đã tồn tại và phát triển song song với các nền tảng quảng cáo. Nó giúp lọc ra nhiều loại quảng cáo và giúp người dùng không nhìn thấy các quảng cáo triệt để.
Nếu như không tối ưu, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo hiển thị hoặc trả theo lượt Click với nhiều đối tượng dùng công cụ chặn quảng cáo. Điều này sẽ khiến bạn thiệt hại ngân sách lại không thu hút khách hàng vì họ sẽ không thấy quảng cáo.
Giải pháp trong trường hợp này là phân tích, theo dõi và lưu ý đến đối tượng tiếp cận của bạn. Có thể bạn sẽ thấy đối tượng mục tiêu của mình có nhiều khả năng dùng công cụ chặn quảng cáo thay vì dùng quảng cáo hiển thị và PPC. Lúc này, doanh nghiệp có thể chuyển cách sang cách tiếp cận khác. Ví dụ như các Marketer có thể chọn các hình thức quảng cáo khác hoặc tiếp thị qua SMS hay Email. Đây là cách giúp bạn tối ưu được ngân sách quảng cáo và mang lại hiệu quả cao hơn.
Kết luận
Trên đây là tất cả những xu hướng triển khai chiến dịch Digital Marketing hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023. Việc nắm bắt kịp xu hướng sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp để tạo ra các chiến lược tiếp thị khách hàng hiệu quả, nâng cao doanh số và mở rộng thị phần. Chúc bạn thành công!