Tư vấn công nghệ: Dịch vụ Công Nghệ Thông Tin, logistic được ưu tiên phát triển

0
1713
Quảng cáo Facebook
Theo Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, năm 2020 CNTT-TT sẽ trở thành một trong những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển KT-XH

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, xác định dịch vụ CNTT và kho vận (logistic) sẽ được tập trung phát triển.

Chiến lược này đặt mục tiêu phát triển khu vực dịch vụ hiệu quả, đạt chất lượng và năng lực cạnh tranh quốc tế; phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao phục vụ qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo tăng trưởng bền vững, dần từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,8-8,5%/năm với quy mô khoảng 41-42% GDP toàn bộ nền kinh tế; và giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 8,0-8,5%/năm với quy mô khoảng 42-43% GDP toàn nền kinh tế.

Theo Chiến lược, một nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn 2011-2015 là xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tâng của khu vực dịch vụ, tạo tiền đề phát triển nhanh, bền vững và toàn diện khu vực dịch vụ trong giai đoạn tiếp theo thông qua việc tập trung phát triển có trọng điểm các ngành dịch vụ ‘cơ sở hạ tầng’, gồm: dịch vụ CNTT-TT, dịch vụ logistic, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Về định hướng phát triển các lĩnh vực dịch vụ chủ yếu nêu trên đến năm 2020, đối với dịch vụ CNTT-TT, bản chiến lược nêu rõ, hướng tới năm 2020 CNTT-TT phải làm nòng cốt, là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành một trong những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển KT-XH, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

Còn với dịch vụ logistic, Chiến lược này cũng đặt mục tiêu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sẽ hình thành dịch vụ trọn gói, phát triển logistic điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả, thân thiện; đưa tốc độ tăng trưởng thị trường logistic đạt 20-25%/ năm và tỷ lệ thuê ngoài logistic (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược này; đồng thời xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, thời hạn hoàn thành cũng như nguồn lực để thực hiện; đảm bảo việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Chiến lược với các mục tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của Trung ương và địa phương; trình Thủ tướng Chính phủ trong đầu quý II/2011.

Quảng cáo Facebook

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here