1. TIẾN HÀNH CHẠY ADS TOÀN THỜI GIAN
Giống với hầu hết với các kênh quảng bá truyền thống như Tivi và Radio, cho dù nội dung quảng cáo của bạn có hấp dẫn tới mấy thì bạn cũng không nên chạy Ads mà thiếu đi chiến lược hiển thị quảng cáo.
Việc chạy Ads toàn thời gian giúp bạn tăng độ nhận diện thương hiệu nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng đối mặt với nhiều rủi ro đi kèm.
Nếu như bạn không tính toán mức độ hiển thị của Ads theo từng khung thời gian trong ngày và từng ngày trong tuần, bạn có khả năng cao sẽ phải đối mặt với vấn đề ‘Chán ghét Quảng cáo’.
‘Chán ghét Quảng cáo’ là hiện tượng người tiêu dùng tiếp xúc với chỉ một thông tin với cường độ cao. Điều này tác động tiêu cực tới lợi ích dài hạn của việc xây dựng thương hiệu. Nghiên cứu từ The Drum đã chỉ ra rằng: Trong vòng 3 ngày người tiêu dùng có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và chán ngán bởi sự ‘bắt gặp có sắp xếp’ của bất cứ một campaign nào. Và việc tồn tại sẵn cảm giác chán ghét do các Campaign khác gây ra trước đó sẽ khiến cho cảm giác chán ghét lặp lại với thương hiệu của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Để tránh tình trạng lãng phí thời gian và ngân sách, bạn cần đặt lịch Tuỳ chỉnh cho chiến dịch quảng cáo Facebook. Bạn cần phải xác định và hiểu rõ khung thời gian quảng cáo phù hợp nhất với nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm tới. Chọn đúng khung giờ thời gian không chỉ gia tăng xác suất quảng cáo chạm đúng thời điểm lý tưởng thực hiện hành vi mua hàng của khách hàng mà còn giúp khách hàng ghi nhớ tới thương hiệu với nhiều thiện cảm hơn.
Cách thực hiện: Vào Nhóm quảng cáo (Ad Sets) => thiết lập ngân sách (Budget) => chọn ngày giờ bắt đầu và kết thúc quảng cáo => Chọn “Chạy quảng cáo theo lịch trình” (Run ads on a schedule) => Chọn các khung giờ trong ngày bạn muốn chạy.
2. TRANG ĐÍCH KHÔNG LIÊN QUAN
Một quảng cáo hấp dẫn phát huy được một nửa tác dụng khi nó được truyền tải tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Một nửa còn lại phụ thuộc vào nơi mà bạn sẽ dẫn người tiêu dùng tới sau khi họ nhấp vào quảng cáo.
Nội dung và hình ảnh hấp dẫn của mỗi quảng cáo có tác dụng thu hút sự chú ý và khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Để thu về lợi nhuận, thương hiệu cần chắc chắn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì thế thương hiệu cần nhớ những gì mình đã hứa với khách hàng mà không được quên thực hiện. Hành vi mua hàng của khách hàng cần được thương hiệu tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận tới trang Landing Page của sản phẩm mà khách hàng muốn mua.
Nhưng nhiều Marketers sử dụng quảng cáo trên Facebook không chỉ để phục vụ một mục đích cố định. Thay vì dẫn người tiêu dùng tới nơi họ được đáp ứng nhu cầu, một số Marketer lại quyết định hướng người tiêu dùng đến tương tác với trang chủ chung hoặc một sản phẩm không đúng với quảng cáo, khác xa với sự mong đợi của khách hàng.
Người tiêu dùng lựa chọn quảng cáo của bạn để tương tác trong hàng vạn quảng cáo khác trên Facebook, bởi vì họ nhận thấy được cơ hội mua hàng thực tế. Bạn bỏ qua thời điểm lý tưởng đồng nghĩa với việc bỏ qua một cơ hội thực hiện hành vi mua hàng.
Không đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời sẽ khiến cho ngân sách tiếp thị của bạn trở nên lãng phí vì tỷ lệ chuyển đổi hành vi mua hàng gần như sẽ giảm dần về con số 0.
Vì vậy, bạn cần đảm bảo trang đích của bạn có nội dung liên quan tới nội dung quảng cáo đã được truyền tải trước đó.
3. KHÔNG TẠO ĐIỀU KIỆN CHO HỆ THỐNG MÁY HỌC
Facebook hiện tại là một trong những nền tảng giành được nhiều sự chú ý và đáng được đầu tư cho việc đẩy mạnh hoạt động tiếp thị của công ty. Hiểu rõ nguyên tắc vận hành của Facebook giúp cho bạn có một chiến dịch quảng cáo thành công.
Để mang tới những sản phẩm và tính năng tốt nhất cho khách hàng, hệ thống quảng cáo của Facebook hiện tại đang sử dụng thuật toán máy tính giúp tối ưu hoá hoạt động quảng cáo để đem đến Performance tốt nhất cho thương hiệu. Quá trình này tiêu tốn một khoảng thời gian nhất định giúp hệ thống có thể thu thập đủ dữ liệu, phân tích và đề xuất những điều chỉnh phù hợp.
Facebook đặt tên cho quá trình này là ‘Learning Phase’, nó sẽ liên tục thu thập và học hỏi dựa trên những hiệu suất ban đầu được ghi nhận.
‘Learning Phase’ là giai đoạn mà Hệ thống phân phối cần thời gian để phân tích và hiểu rõ về chiến dịch quảng cáo. Trong quá trình này, hệ thống phân phối sẽ khám phá ra cách tốt nhất để phân phối chiến dịch quảng cáo của bạn. Quá trình ‘Learning Phase’ thường xuât hiện khi bạn bắt đầu xây dựng một quảng cáo và một chiến dịch quảng cáo, hoặc là bạn có những điều chỉnh quan trọng đối với một chiến dịch quảng cáo cũ bạn đang tiến hành.
Nghiên cứu nêu rõ rằng sau khoảng thời gian từ 24 giờ tới 48 giờ bắt đầu từ lúc phát hành quảng cáo, hệ thống quảng cáo của Facebook sẽ có đủ thời gian để đề xuất phương án tối ưu hoá việc phân phối quảng cáo của bạn.
Những Marketer vội vàng và thiếu kiên nhẫn khi chưa thấy được hiệu quả mà mình mong muốn trong 24 tới 48 giờ đầu tiên sẽ không bao giờ hiểu giá trị của sự hỗ trợ tuyệt vời đến từ đội ngũ Facebook. Vì thế họ sẽ lãng phí ngân sách tiếp thị trước khi kịp nhìn thấy hiệu suất đã kịp được tối ưu hoá.
Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ nhẫn nại và chấp nhận đầu tư để thu về những kết quả xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra. Giai đoạn này sẽ đôi lúc khó khăn trong giai đoạn đầu, nhưng về sau mọi chuyện dần sẽ dễ dàng hơn với những kết quả và kinh nghiệm mà bạn nhận được.
4. KHÔNG KÍCH HOẠT QUY TẮC TỰ ĐỘNG CỦA FACEBOOK
Kể cả những chiến dịch tốt nhất, theo sự thay đổi của thời gian cũng dần trở nên kém tối ưu đi, và nếu như bạn không có khả năng thường xuyên theo dõi và thực hiện các thay đổi, bạn có nguy cơ bỏ lỡ những vấn đề mới phát sinh gây suy giảm hiệu suất hoạt động của chiến dịch quảng cáo đang chạy.
Điều đó dẫn đến khả năng chi phí cho mỗi chuyển đổi của bạn không còn đủ lý tưởng, dẫn đến tình trạng gia tăng ngân sách tiếp thị.
Thay vì sử dụng quá nhiều thời gian để phát hiện vấn đề, bạn có thể sử dụng Quy tắc Tự động của Facebook (Facebook’s Automated Rules) để có thể tránh được tình trạng kể trên.
Quy tắc tự động của Facebook cho phép bạn tự động hoá công việc tắt quảng cáo hoặc chiến dịch, hay là để hệ thống tự thực hiện điều chỉnh ngân sách chiến dịch hoặc giá thầu, dựa trên các điều kiện đã đặt.
Theo Facebook:
“Khi bạn sử dụng Quy tắc Tự động trong Trình quản lý quảng cáo, chúng sẽ tự động kiểm tra các chiến dịch, bộ quảng cáo và quảng cáo của bạn, sau đó cập nhật hoặc thông báo tới bạn bất kỳ thay đổi nào đã và đang diễn ra. Ngoài việc kiểm tra và thông báo tự động này, công cụ cũng sẽ thực hiện các hoạt động hổ trợ kịp thời tới bạn”.
Các Quy tắc Tự động của bạn có thể bao gồm các ngưỡng về giá của mỗi chuyển đổi, số lần hiển thị, chi tiêu hàng ngày…
Và, như đã đề cập ở trên rằng bạn có thể để Facebook thực hiện các điều chỉnh tự động. Nhưng lời khuyên là bạn chỉ nên cho phép Facebook thực hiện chức năng gửi thông báo các vấn đề đang tồn tại, để bạn có thể tự mình thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào mà bạn cảm thấy hợp lý. Điều này đảm bảo rằng bạn duy trì quyền kiểm soát và nhận thức được bất kỳ sự thay đổi nào của chiến dịch.
Quan trọng nhất là bạn luôn cần thử nghiệm và trải nghiệm. Đánh giá và đo lường hiệu quả mỗi ngày để trau dồi thêm kinh nghiệm. Tập trung vào những gì bạn có thể thay đổi để đạt được kết quả như mong muốn.
5. TIẾP TỤC NHẮM TỚI CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ CHUYỂN ĐỔI (REMARKETING SAI ĐỐI TƯỢNG)
Remarketing có thể đem lại những lợi ích tiếp thị cao, nhưng bạn cũng có thể “ném tiền qua cửa sổ” nếu cứ mãi nhắm đến những đối tượng không có khả năng sẽ mua hàng. Một trong số đó là những người đã mua hàng rồi.
Nếu như khách hàng đã chuyển đổi (mua hàng) sau khi nhìn thấy quảng cáo của bạn, phần lớn khách hàng sẽ không muốn nhìn lại nó thêm một lần nào nữa. Mặc dù đối với một số sản phẩm, bạn vẫn có thể thúc giục khách hàng cũ mua lại hoặc mua thêm, nhưng phải điều chỉnh một khoảng thời gian hợp lý. Chẳng hạn sau 1 tuần họ sẽ có nhu cầu mua lại một món snack, nhưng sau vài tháng họ mới cần mua lại một chai dầu gội…
Để tránh tình trạng remarketing “dư thừa”, hãy chắc chắn rằng bạn đã loại bỏ những người đã mua sản phẩm (hoặc các hoạt động có liên quan) được quảng cáo trong thời gian gần đây ở phần Cài đặt đối tượng tùy chỉnh.
Làm như vậy sẽ đảm bảo rằng quảng cáo của bạn tiếp cận đối tượng mới có tiềm năng trở thành khách hàng trả tiền hơn, đồng thời không làm xấu đi hình ảnh thương hiệu của bạn.
6. KHÔNG SẴN SÀNG THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI QUẢNG CÁO KHÁC NHAU
Mỗi nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu, sở thích, tính cách và hành vi tiêu dùng khác nhau. Nghiên cứu kĩ mỗi nhóm đối tượng cho thấy tùy thuộc vào những đặc điểm khác biệt mà ta cần chọn đúng loại hình quảng cáo phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Có nhiều doanh nghiệp dùng gần như trung thành với 1 định dạng quảng cáo duy nhất, như photo, video, carousel… Nhưng nếu bạn chưa dám chắc đó là giải pháp tối ưu nhất, hãy sẵn sàng làm những phép thử như A/B testing chẳng hạn.
Trong một trường hợp thực tế được Facebook chia sẻ, Champs Sports đã tăng lợi tức chi tiêu quảng cáo bằng cách sử dụng quảng cáo video 6 giây thay vì đơn vị quảng cáo 30 giây như thông thường.
“Trong trường hợp này, số liệu ước tính cho thấy quảng cáo 6 giây tăng 11% khả năng ghi nhớ quảng cáo, lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo tăng 12% và tỷ lệ hoàn thành video tăng 271%”. Điều này chứng minh rằng Quảng cáo 6s đã mang đến những thay đổi có lợi cho công ty. Quảng cáo 6s cũng gia tăng các chỉ số quan trọng, bao gồm tỷ lệ chuyển đổi (CR), giá trị mua hàng trung bình và tỷ lệ nhấp (CTR).”
Facebook Marketer sẽ lãng phí tiền bạc khi chạy quảng cáo Facebook nếu như họ không biết đến sự tồn tại của A/B Testing (thử nghiệm các định dạng quảng cáo khác nhau) – để tìm ra được định dạng phù hợp nhất cho nhóm đối tượng đang nhắm tới.
Như đã lưu ý, Marketing trên Facebook sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược Marketing của bạn. Hiểu rõ ngôn ngữ hoạt động của Facebook giúp bạn tư duy tốt hơn và có khả năng áp dụng thực tiễn mang lại hiệu quả cao.