Vì hiện tại ngành quảng cáo trực tuyến còn khá non trẻ, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi số liệu của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA) cho thấy trên 80% thị phần quảng cáo trong nước thuộc về các đài truyền hình, sau đó là quảng cáo trên ấn phẩm báo chí. Thị phần QCTT chỉ chiếm hơn 1% tổng thị trường quảng cáo.
Triển vọng ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam khá lạc quan. Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có xấp xỉ 19 triệu người, chiếm 22,47% dân số VN thường xuyên tiếp cận với lnternet.
Còn theo ước tính của các chuyên gia về QCTT, doanh thu của thị trường QCTT ở Việt Nam vào năm 2009 khoảng 160 tỉ VND.
1. Cách thức chính vẫn là quảng cáo bằng Banner
Quảng cáo và sáng tạo tại các website Việt Nam không khác biệt mấy với các website Châu Âu, nhưng các website Việt Nam sử dụng text và banner là chính, với một chút cải tiến về cách thức (không có nhiều dạng quản cáo “dynamic rich media” [DRM] hoặc các quảng cáo về video).
DRM, hay các quảng cáo rich media là khái niệm bạn sử dụng những công nghệ có tính chất giàu thông tin như có hình ảnh, thông tin, âm thanh, film để làm quảng cáo. Ở Việt Nam phổ biến nhất là dùng Flash, với các chuyển động mượt mà và sống động. Tuy nhiên, nó còn thấp hơn tầm Rich Media ở chỗ, bạn có rất ít tương tác. Bạn có thể xem các quảng cáo trên MSN, hoặc Yahoo, bạn có thể bấm vào, xem nó thay đổi, hoặc nó có thể tự thay đổi mà không cần phải có bàn tay người quảng cáo đụng vào.
2. Các banner trượt
Các banner quảng cáo ở Việt Nam thường sử dụng các frames để giữ các banner luôn nằm ở tầm mắt người đọc. Khi người đọc cuộc xuống, vị trí các quảng cáo này trong tầm mắt người đọc. Nhìn chung, bạn sẽ không thấy chúng trong các website phương Tây, nhưng lại rất phổ biến ở Việt Nam.Một ví dụ là là các banner trượt, khi bạn cuộn trang, thường nằm ở hai bên trái và phải của nội dung, có thể nhìn thấy ở nhacso.net, 24h.com.vn, hoặc ngoisao.net
3. Ngôn ngữ
Tiếng Việt là một yêu cầu bắt buộc trong thị trường này. Bạn cũng cần tìm hiểu xu hướng, sắc thái về màu sắc, hình thức và các yếu tố về văn hóa bao gồm ngôn ngữ- cần được nghiên cứu cẩn thận trước khi có bất kỳ hành động xâm nhập thị trường.
Về thuộc tính bản địa ở đâu cũng có đặc trưng riêng, ở Hàn Quốc với băng thông rộng ứng dụng nhiều quảng cáo hình ảnh, rich media. Google Hàn Quốc cũng phải bản địa hóa với nhiều màu sắc hơn, tươi trẻ hơn. Còn tại Trung Quốc, cũng có các yếu tố màu sắc, sở thích đặc trưng. QQ, Baidu đã khai thác thế mạnh bản địa của mình để Google, Yahoo cũng phải méo mặt tại thị trường này.
Google đã phải chấp nhận một số yêu sách từ chính phủ Trung Quốc để được cạnh tranh tốt hơn với các ứng dụng tìm kiếm Trung Quốc (nhất là Baidu) , cho thấy sức mạnh bản địa khủng khiếp tới mức nào. Bạn muốn quảng cáo, muốn người khác vào xem hay mua hàng, bạn cần phải hiểu họ nhiều hơn.
4. Google Adsense
Với quảng cáo bằng đại lý phân phối quảng cáo, Google Adsense phổ biến nhất tại Việt Nam. Bạn có thể là đại lý đặt quảng cáo cho các công ty hosting, stockphoto, hay tương tự như thế. Họ sẽ trả cho bạn mỗi khi có người dùng bấm vào (gọi là “pay-per-click”).
Google AdSense rất phổ biết trên nhiều website. Nhưng hiện tại nó không hoàn toàn thấu hiểu khách hàng. Một phần là rào cản ngôn ngữ, một phần là người dùng Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi. Google hiện tại không hỗ trợ website Tiếng Việt đặt quảng cáo, trong khi có nhiều công ty Việt Nam đăng ký quảng cáo của Google. Và bạn cũng chỉ có thể nhận tiền bằng check, các hỗ trợ từ Google gần như không có. Google Adsense hoặc các công ty khác như Overtune (cty phụ trách quảng cáo trực tuyến của Yahoo) nên làm mọi thứ dễ dàng hơn với người Việt Nam.
5. Dị ứng quảng cáo
Khi những banner dày đặc trên các website, mà vnexpress, dantri là một ví dụ, thì quảng cáo không còn hiệu quả nữa. Người dùng dị ứng với cột thứ ba, và website có ba cột quen thuộc. Một nhà quản lý chiến dịch quảng cáo làm việc toàn thời gian tại thị trường Việt nam đã nói “đó là một người phụ nữ tệ hại, các kênh quảng cáo còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Người ta nhầm lẫn khi làm mọi thứ đơn giản nhất có thể, như đặt các liên kết mà không cần tracking code. Đa số các đơn vị cho đặt quảng cáo chỉ theo học các khóa ngắn hạn mang tính đối phó. ”
Tracking code là cách để kiểm tra xem các banner hay quản cáo hoạt động thế nào trong mỗi chiến dịch quảng cáo, chẳng hạn có bao nhiêu người bấm, họ đến từ banner nào, từ website nào.
Theo V&V Vietnam